Nguyên nhân máy lạnh Sanyo báo lỗi E7 & Cách khắc phục

Máy lạnh Sanyo báo lỗi E7 khiến bạn lo lắng? Đừng vội hoang mang, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước khắc phục lỗi E7 một cách chi tiết và dễ hiểu, giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và nhanh chóng tận hưởng không gian mát lạnh.

Thông tin liên hệ trung tâm sửa chữa điện lạnh Limosa
Thông tin liên hệ trung tâm sửa chữa điện lạnh Limosa

1. Máy lạnh Sanyo inverter lỗi E7 là lỗi gì?

Máy lạnh Sanyo báo lỗi E7 thường do liên quan đến vấn đề giao tiếp giữa bo mạch dàn lạnh và dàn nóng. Cụ thể, lỗi này xuất hiện khi có sự cố trong quá trình truyền tín hiệu xung đồng bộ giữa hai bo mạch này. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Lỗi kết nối xung đồng bộ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra khi dây dẫn kết nối giữa hai bo mạch bị lỏng lẻo, đứt gãy hoặc bị oxy hóa theo thời gian.

Ngoài ra, bản thân bo mạch cũng có thể bị hỏng, dẫn đến việc không thể truyền hoặc nhận tín hiệu một cách chính xác.

  • Hỏng linh kiện trên bo mạch: Bo mạch là nơi tập trung của nhiều linh kiện điện tử nhỏ bé, bao gồm LED, tụ điện, điện trở và nhiều thành phần khác.

Những linh kiện này có thể bị hỏng do nhiều yếu tố, chẳng hạn như quá tải điện áp, chập điện hoặc đơn giản là do tuổi thọ đã hết. Khi một hoặc nhiều linh kiện bị hỏng, chức năng truyền tín hiệu của bo mạch sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lỗi E7.

  • Lỗi máy nén (block): Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng trong một số trường hợp, lỗi E7 cũng có thể liên quan đến vấn đề của máy nén.

Máy nén là bộ phận quan trọng trong việc tạo ra khí lạnh, và nếu nó gặp sự cố, nó có thể gây nhiễu loạn tín hiệu truyền thông giữa hai bo mạch.

máy lạnh sanyo báo lỗi e7
máy lạnh sanyo báo lỗi e7

2. Chuẩn bị dụng cụ và linh kiện

Để khắc phục vấn đề máy lạnh Sanyo hiển thị lỗi E7, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và linh kiện sau:

  • Đồng hồ ampe
  • Quạt
  • Máy nén (block)
  • Bo mạch
  • LED thay thế (nếu cần)
  • Tua vít
  • Kìm

3. Các bước kiểm tra và khắc phục máy lạnh Sanyo báo lỗi E7

3.1 Kiểm tra kết nối và nguồn điện:

Đảm bảo rằng máy lạnh đã được ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra kỹ lưỡng các dây dẫn kết nối giữa dàn lạnh và dàn nóng, đảm bảo chúng không bị lỏng, đứt hoặc gỉ sét.

Kiểm tra nguồn điện cấp cho máy lạnh, đảm bảo điện áp ổn định.

3.2 Kiểm tra bo mạch:

Mở nắp dàn lạnh và dàn nóng để kiểm tra bo mạch.

Quan sát kỹ các linh kiện trên bo mạch, tìm kiếm dấu hiệu hư hỏng như cháy nổ, phồng tụ hoặc gỉ sét.

Kết nối block, quạt và bo mạch, sau đó cấp điện cho bo để kiểm tra.

Khi cấp điện thì thấy quạt chạy, đuôi nóng đã được đóng điện, đèn đuôi nóng có 2 đèn: 1 đèn báo nguồn và 1 đèn báo vi xử lý.

3.3 Kiểm tra xung đồng bộ:

Sử dụng đồng hồ ampe để đo xung đồng bộ giữa bo mạch dàn lạnh và dàn nóng.

Lần 1 đo dây 2 – 3 với nhau để xem lên bao nhiêu vôn nếu đo được 18-34V thì đây là tình trạng bất hợp lý do thông thường sẽ dao động từ 6-35V -> Lỗi kết nối xung đồng bộ giữa bo đầu và bo đuôi , quan sát trên led sẽ thấy bị báo lỗi E7.

Dùng đồng hồ đo thử xem các linh kiện trong quá trình giao tiếp xung đồng bộ xem có hiển thị số vôn lên hay không, nếu không thì đã bị lỗi.

Tiếp tục đổi sang chế độ đo ôm, nếu 1 chiều lên 1 chiều không là tốt, còn cả 2 chiều lên thì đã bị lỗi chạm led.

kiểm tra xung đồng bộ
kiểm tra xung đồng bộ

3.4 Thay thế linh kiện hỏng (nếu cần):

Nếu phát hiện linh kiện nào bị hỏng, hãy thay thế chúng bằng linh kiện mới có thông số kỹ thuật tương tự.

Khi tháo con led ra lưu ý quan sát thông số trên con led để chọn con led có thông số tương tự thay vào.

Sau khi đã thay xong chúng ta tiến hành thử lại để đảm bảo lỗi trên thiết bị đã được khắc phục hoàn toàn. 

Thao tác kiểm tra như sau: Mở cho máy chạy sau đó đo thử xem xung đồng bộ ở bo đầu và bo đuôi xem còn gặp vấn đề như trước khi thay led hay không, sau đó đợi và quan sát xem block có chạy hay không, nếu block chạy thì lỗi đã được khắc phục.

thay thế linh kiện hỏng nếu cần
thay thế linh kiện hỏng nếu cần

3.5 Kiểm tra máy nén (block):

Thông thường lỗi sẽ nằm ở các vị trí trên nhưng nếu sau khi kiểm tra và khắc phục các bước trên mà máy lạnh vẫn báo lỗi E7, hãy kiểm tra máy nén.

Kiểm tra cuộn dây máy nén, đảm bảo chúng không bị đứt hoặc chạm vỏ.

Kiểm tra rơ le bảo vệ máy nén, đảm bảo chúng hoạt động bình thường.

Lưu ý quan trọng: 

  • Nếu bạn không có kinh nghiệm về điện lạnh, hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ kiểm tra máy nén để tránh làm hỏng máy và giữ được an toàn cho cả bạn.
  • Luôn đảm bảo an toàn khi làm việc với điện, ngắt nguồn điện trước khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa.
  • Sử dụng linh kiện chính hãng để đảm bảo chất lượng và độ bền cho máy lạnh.

Hy vọng với hướng dẫn chi tiết này, bạn có thể tự khắc phục vấn đề máy lạnh Sanyo báo lỗi E7 một cách hiệu quả. Và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm sửa chữa điện lạnh Limosa để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh Limosa
Rate this post